Quan hệ đối ngoại Cận_Tiếu_Cổ_Vương

Năm 366, Cận Tiếu Cổ Vương liên minh với Tân La, vương quốc ở phía đông Bách Tế, duy trì một thế cân bằng quyền lực trong Tam Quốc Triều Tiên.

Cận Tiếu Cổ Vương cũng cho tiếp nhận văn hóa và tri thức Trung Hoa từ nhà Đông Tấn tại Trung Hoa. Theo cả sử sách Triều Tiên và Trung Hoa, tiếp xúc mang tính ngoại giao đầu tiên giữa hai bên là vào năm 372, khi Cận Tiếu Cổ Vương cử một đoàn sứ thần đến triều đình nhà Tấn. Trong cùng năm, triều đình nhà Tấn đã cứ sứ thần sang sắc phong cho ông tước hiệu "Trấn Đông tướng quân Lạc Lãng quận thái thú" (진동장군 영낙랑태수, 鎭東將軍領樂浪太守).

Dưới thời trị vì của ông, Bách Tế xây dựng và kiểm soát mối quan hệ thương mại giữa Trung Hoa, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản; còn gọi là "tam biên mậu dịch". Theo truyền thống thương mại chú yếu do các hoàng đế Trung Hoa thống trị, tuy nhiên, sau khi họ mất quyền kiểm soát Lạc Lãng quận; miền bắc Trung Quốc nằm dưới quyền kiếm soát của người Ngũ Hồ như Hung Nô, Tiên TiKhương, tất cả đều thiếu kinh nghiệm đi biển. Bách Tế thiết lập các quận tại khu vực Liêu Tây của Trung Quốc và tiến đến Kyushu (Cửu Châu) của Nhật Bản, nổi lên là một trung tâm thương mại mới của Đông Á [2].[2]

Bách Tế cũng truyền bá văn hóa của mình đến đồng minh Nụy Quốc (Wa) vào thời kỳ Yamato ở Nhật Bản. Bằng chứng của mối quan hệ hữu nghị giữa Bách Tế và Nhật Bản là thất chi đao do Cận Tiếu Cổ Vương tặng cho người đứng đầu Nụy Quốc. Cận Tiếu Cổ Vương cũng sử các học giả Wang In (Vương Nhân) và Ajikgi đến Nhật Bản để mở rộng sự hiểu biết về văn hóa Bách Tế, Nho giáochữ Hán.